Trong thời gian gần đây, từ khóa “RESTful API” đang trở nên vô cùng “hot”. Vậy, RESTful API là gì? Lịch sử hình thành của RESTful API ra sao? RESTful API có cách thức hoạt động như thế nào? Tất cả sẽ được TinoHost giải đáp giúp bạn trong bài viết này!
RESTful API (còn được gọi là REST API) là một tập hợp các tiêu chuẩn dùng trong việc xây dựng và thiết kế API cho web services để việc quản lý các Resource trở nên dễ dàng hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng RESTful API chú trọng vào tài nguyên của hệ thống, những Resource này thường được định dạng sẵn và sử dụng HTTP để truyền tải đi.
Phương thức REST này được phát bởi Roy Fielding vào năm 2000 trong bài luận án tiến sĩ của ông.
Trong bài sẽ giữ nguyên một số từ tiếng Anh như:
Tuy nhiên, để giữ được mức độ chính xác cao hơn, TinoHost sẽ giữ nguyên và không dịch ra thành tiếng Việt trong bài.
REST là gì?
REST là viết tắt của REpresentational State Transfer. Đây là một công nghệ giúp chuyển đổi cấu trúc dữ liệu và là một dạng kiến trúc để viết nên các API. Thay vì sử dụng URL cho việc xử lý thông tin, REST sẽ dùng các HTTP method như: GET, PUT, POST và DELETE để xử lý dữ liệu.
Gần đây, REST được ưa chuộng hơn những công nghệ tương tự khác rất nhiều vì REST sử dụng ít băng thông và linh hoạt. Những ưu điểm này của REST giúp nguồn tài nguyên được sử dụng hợp lý cũng như hoạt động trên Internet trở nên hiệu quả hơn.
API là gì?
API là viết tắt của Application Programming Interface hay giao diện lập trình ứng dụng. Đây là tập hợp các cơ chế và quy tắc hoạt động của một thành phần hoặc một ứng dụng có thể tương tác được với một thành phần, ứng dụng khác.
Nói cách khác, API là một phương thức giúp 2 phần mềm khác nhau có thể giao tiếp, trao đổi với nhau dễ dàng hơn.
Nếu là một người bán hàng online và sử dụng WordPress, bạn sẽ từng tìm hiểu để tích hợp dịch vụ giao vận của Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm vào trang web của bạn đúng không? Và đây chính là ví dụ điển hình nhất của API.
RESTful API chia nhỏ một transaction ra thành nhiều module nhỏ khác nhau. Mỗi một module sẽ giải quyết một phần công việc trong transaction đó. Việc chia nhỏ thành các module này giúp các nhà phát triển có thể linh hoạt xử lý hơn. Tuy nhiên, việc chia nhỏ này cũng tạo ra không ít thách thức trong quá trình thiết kế RESTful API từ đầu.
Một số nhà phát triển cung cấp sẵn các module như AWS với dịch vụ Amazon 3S, Cloud Data Management Interface của SNIA hay OpenStack Swift.
RESTful API sử dụng các lệnh để thực hiện tương tác với Resource và RESTful API sử dụng các HTTP method như:
Nếu là một sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm, thế nào, bạn cũng đã từng nghe qua các thầy nói các thao tác cơ bản như: tạo/thêm, đọc, sửa, xóa được viết tắt là CRUD – Create, Read, Update, Delete.
Ở thời điểm hiện tại, JSON được rất nhiều lập trình viên sử dụng làm format (định dạng) để viết RESTful API. Bạn có thể sử dụng XML cũng được, miễn sao việc này tiện lợi và nhanh nhất đối với bạn.
Dữ liệu trả về của một request GET danh sách User trong hệ thống được thể hiện trong ví dụ như sau:
{
“status_code”: 200,
“data”: [
{
“name”: “Meomeomeo”,
“email”: “[email protected]”,
“ny”: “Con meo”
},
{
“name”: “Ahihi”,
“email”: “[email protected]”,
“ny”: “not found”
}
],
error_messages: “”
}
RESTful API không sử dụng cookies và session mà sử dụng access_token cho mỗi request.
Như ở trong ví dụ trên, bạn thấy có hiển thị ngay phía trên đầu là một status_code. Vậy Status code là gì và ý nghĩa ra sao? Bạn có thể tham khảo ngay dưới danh sách này nhé!
Và còn rất nhiều những thách thức khác cần bạn phải lưu tâm khi sử dụng.