Cơ hội sẽ luôn đến với những người nắm bắt đúng thời cơ và tận dụng trí lực để phát triển. Nếu bạn đang ấp ủ dự định trở thành một kỹ sư DevOps chân chính nhưng lại chưa biết chuẩn bị từ đâu, những kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ sư DevOps là gì…
Cùng khám phá ngay 8 kỹ năng và tố chất quan trọng cần có để chinh phục lĩnh vực DevOps sau đây:
Với dân IT, kỹ năng lập trình tốt chính là yếu tố bắt buộc phải đảm bảo. Huống chi với vị trí công việc là kỹ sư DevOps – thường sẽ phải kiêm nhiệm thêm công việc của bộ phận vận hành – Ops (Operations).
Cụ thể, một số ngôn ngữ lập trình mà kỹ sư DevOps cần biết đến là Shell Script, Python, thường được dùng cho việc phát triển phần mềm.
Ngoài ra, ở khâu vận hành, DevOps còn kết hợp sử dụng hệ điều hành Linux, Docker…
Do đó, một kỹ sư DevOps với nền tảng lập trình vững chắc là điều cực kỳ quan trọng để có thể phát triển tốt sự nghiệp trong lĩnh vực này.
Môi trường DevOps thường xuyên cần phải ứng dụng hàng loạt công cụ có sẵn cho việc tự động hóa nhằm tăng tốc phần mềm.
Một chuỗi các công cụ DevOps sẽ được đưa ra để đáp ứng phù hợp với đa dạng nhu cầu như: quản lý cấu hình, cung cấp máy chủ, triển khai code…
Vì vậy, để trở thành một kỹ sư DevOps chuyên nghiệp, bạn cần thành thạo sử dụng chúng để hỗ trợ hiệu quả của phần mềm, cũng như quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống.
Các công cụ thường dùng trong DevOps bao gồm:
Vậy để tạo ra một chuỗi phân phối hoàn hảo, trách nhiệm của kỹ sư Devops là gì?
Đáp án chính là đảm bảo sử dụng các công cụ để phục vụ đúng mục đích trong quy trình.
Muốn như thế, bạn phải liên tục theo dõi cách thức chúng hoạt động ở tất cả giai đoạn – từ tiền sản xuất cho đến hậu kỳ. Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ thời điểm cần các công hỗ trợ, đóng góp để xem xét bổ sung ngay khi cần thiết.
DevOps thường sẽ bao gồm nhiều bộ phận với các chuyên môn khác nhau. Điều này sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề hóc búa, chẳng hạn như liên quan đến hệ thống cấu trúc cơ sở hạ tầng, mạng lưới, kỹ thuật đầu ra – đầu vào truyền thông thông tin (I/O),…
Bản thân là một kỹ sư DevOps, bạn chắc chắn không thể nào tự mình nắm hết tất cả dữ liệu hay thông tin liên quan tới vận hành DevOps. Do đó, kỹ năng nghiên cứu tốt để nhanh chóng tìm ra giải pháp chính là tố chất mà bạn cần quan tâm.
Ví dụ, một dân chuyên “cứng” về phần lập trình (Dev) nhưng chưa hiểu sâu về hệ thống cơ sở hạ tầng (Infra), khi làm việc vị trí DevOps sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, người đó buộc phải tích cực tìm kiếm thông tin về mảng này nhằm phục vụ tiến độ công việc suôn sẻ hơn.
Một kỹ sư DevOps giỏi không chỉ thực hiện trách nhiệm công việc ở phần phát triển và “đóng gói” sản phẩm, mà còn hỗ trợ và duy trì một quy trình phần mềm liền mạch.
Ở phần nhiệm vụ này, người kỹ sư cần có năng lực bảo trì hệ thống và kỹ năng hỗ trợ kỹ thuật cho đội ngũ của mình.
Đã là kỹ sư DevOps, việc thiết lập và đưa ra giải pháp kịp thời cho khách hàng 24/7 là điều gần như bắt buộc. Song, bạn cũng sẽ cần tính toán mức độ đảm bảo thời gian hoạt động, và cả tính khả dụng của hệ thống sản xuất.
Các nhiệm vụ mà kỹ sư DevOps cần thành thạo có thể kể đến như:
Ngoài hiểu biết chuyên môn về DevOps là gì, bạn cũng đừng quên rằng kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là chìa khóa vàng giúp bạn có thể hợp tác tích cực với người ở cả bộ phận của mình lẫn đội ngũ khác.
“Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”. Đặc biệt trong công việc, kỹ năng giao tiếp và hợp tác càng tốt thì chuyện gì cũng sẽ càng dễ dàng hơn với bạn.
Chẳng hạn như khi phải làm việc với khách hàng, đối tác, một kỹ sư DevOps với kỹ năng giao tiếp và truyền đạt hiệu quả sẽ mang lại sức thuyết phục lớn gấp đôi, gấp ba những câu tư vấn có đôi phần “sáo rỗng” thông thường.
Ngoài ra, đối với đội ngũ DevOps nội bộ, khả năng giao tiếp và hợp tác tốt sẽ giúp bạn làm việc nhóm hiệu quả hơn, từ việc thảo luận kế hoạch, xử lý rủi ro, khắc phục lỗi, cho tới những câu chuyện hỏi han thường ngày giúp gắn kết tình cảm đồng đội.
Phẩm chất cẩn thận, tỉ mỉ trông nhỏ nhưng lại “có võ” vô cùng trong bất cứ công việc nào – kể cả DevOps.
Chỉ cần một sai sót nhỏ, bạn hoàn toàn có thể làm gián đoạn, ảnh hưởng toàn bộ hệ thống. Điều này đã nói lên phần nào tầm quan trọng của sự chỉn chu trong công việc mà một người kỹ sư cần phải đảm bảo.
Không chỉ qua những buổi làm việc, những dòng lập trình trực tiếp cho sản phẩm, bạn hãy rèn luyện tính cách này trong cả những hoạt động thường ngày của bản thân, từ việc sắp xếp tài liệu, cho đến chỉn chu trong từng lời nói khi diễn đạt, thuyết trình, v.v.
Học cách rà soát lại tất cả các lỗi trước khi “xuất bản” chúng. Bạn sẽ là một phiên bản DevOps tỉ mỉ tuyệt vời hơn bao giờ hết!
Khi tham gia vào một đội ngũ DevOps, việc chú trọng mục tiêu tập thể là điều cần phải chú trọng hàng đầu. Bất kể là bạn thuộc bộ phần nào (Lập trình, Quản lý, Kiểm tra…), tất cả mọi người vẫn cùng một “phe”.
Một kỹ sư chuyên nghiệp chính là người biết kề vai sát cánh với đồng đội của mình, cùng nỗ lực hướng đến mục tiêu chung là tạo ra phần mềm chất lượng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Đồng thời, người kỹ sư DevOps chú trọng vào mục tiêu chung sẽ biết cách quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Chẳng hạn như, chia sẻ thêm thông tin về cách tạo ra những cấu trúc mã hiệu (code) hay thư mục hiệu quả, những phương pháp tối ưu… để cả đội ngũ cùng nắm bắt và áp dụng trong công việc.
Điều này sẽ giúp tăng tính kết nối và thống nhất của toàn đội ngũ DevOps; từ đó, quá trình hợp tác làm việc cũng sẽ suôn sẻ và nhanh chóng hơn.
Đừng biến bản thân mình trở thành một kẻ “bạo thủ” hay “độc tài” với những sản phẩm phần mềm mình đưa ra. Hãy kiên nhẫn, cởi mở hơn để lắng nghe những lời nhận xét, góp ý của mọi người xung quanh.
Và đương nhiên, phẩm chất này có lẽ cũng là một yếu tố then chốt góp phần cho sự phát triển của một kỹ sư DevOps – người phải đối mặt với nhiều ý kiến đối lập nhau mỗi ngày.
Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn phải luôn làm theo ý kiến của người khác. Hãy tỉnh táo khi lắng nghe các góp ý một cách chọn lọc, đồng thời kiểm soát cái tôi đúng mực, tránh sa đà vào cảm xúc cá nhân khi giải quyết công việc bạn nhé!