Kotlin là ngôn ngữ lập trình dành cho các ứng dụng đa nền tảng hiện đại, tương thích hoàn toàn với Android và được phát triển bởi JetBrains, công ty đứng sau IntelliJ Java IDE (bộ công cụ và ứng dụng dành cho nhà phát triển) mà Android Studio dựa trên. Tuy nhiên, đây không phải là ngôn ngữ lập trình riêng biệt mà được xem là một phương pháp mới để sử dụng và phát triển code của Java. Kotlin hoạt động liền mạch với Java, nhờ đó giúp các nhà phát triển yêu thích Java dễ dàng sử dụng thêm một ngôn ngữ lập trình tuyệt vời là Kotlin cũng như tận dụng thêm các thư viện hữu ích từ ngôn ngữ này.
Cũng giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, Kotlin chạy trên Java Virtual Machine (JVM) và sử dụng các công cụ và thư viện sẵn có trên Java.
Từ lúc giới thiệu vào năm 2011 cho đến khi phát hành phiên bản 1.0, JetBrains đã luôn chú trọng đến tính tương hợp với Java. Vậy Kotlin có gì hơn Java? Hãy đi tiếp xuống dưới để cùng tìm hiểu!
Kotlin – ngôn ngữ lập trình có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới
Java có thể được xem là ngôn ngữ lập trình xây dựng các ứng dụng chạy trên hầu hết mọi hệ điều hành, với mọi phần cứng. Java vô cùng mạnh mẽ, bạn có thể sử dụng Java để viết các chương trình thực hiện nhiều thứ khác nhau, như trò chơi điện tử, các tiện ích công nghệ, điều khiển phần cứng hoặc bất cứ thứ gì khác. Đó cũng là ngôn ngữ lập trình chính để phát triển các ứng dụng trên hệ điều hành Android.
Java nhìn chung là rất phức tạp. Và Kotlin ra đời để “loại bỏ” một số thành phần rườm rà, giúp chương trình trở nên ngắn gọn và rõ ràng hơn.
Mục đích chính của Kotlin là kế thừa những tốt đẹp và giải quyết những vấn đề mà Java gặp phải. Vì vậy câu hỏi “Kotlin hay Java?” đã xuất hiện rất nhiều trong cộng đồng phát triển Android kể từ sự kiện Google I/O khi mà Kotlin được gọi tên trong phần “IDE Android”, trở thành ngôn ngữ được hỗ trợ số 1 trên nền tảng hệ điều hành này. Câu trả lời là code của Kotlin ngắn gọn và rõ ràng hơn Java, và các tệp của cả hai ngôn ngữ này có thể cùng tồn tại trong các ứng dụng Android. Do đó, Kotlin không chỉ hữu ích cho các ứng dụng mới mà còn mở rộng các ứng dụng Java hiện có.
Một số ưu điểm của Kotlin có thể kể đến như:
Tất cả những điều trên chính là lý do tại sao nhà phát triển yêu rất thích Kotlin. Code nhanh hơn, ít quy tắc hơn và đơn giản hơn so với Java. Bạn có thể đọc code mà chính bạn hoặc người khác viết một cách dễ chịu hơn hơn. Vẫn là code, nhưng không còn quá phức tạp đau đầu.
Hoàn toàn không! Dù thế nào đi chăng nữa, không thể phủ nhận rằng Java vẫn rất mạnh mẽ và luôn duy trì vị trí quan trọng với các phiên bản Android và Android Studio mới nhất.
Đã có những bình luận đâu đó định nghĩa Kotlin là Java phiên bản gọn nhẹ. Đó được xem là lời khẳng định: Kotlin “gần giống” với Java, sử dụng nguyên si bộ máy của Java để chạy một ứng dụng trên thiết bị của bạn nhưng ít gây ra sự thất vọng hơn. Kotlin cần tới Java để cài đặt được trên điện thoại hoặc máy tính và trên bất kỳ thiết bị nào khác. Sự cần thiết của Java là không đổi. Và tất nhiên bạn có thể sử dụng cùng lúc cả Kotlin và Java trong một ứng dụng. Thay vì “Java light”, Kotlin nên được mô tả tốt hơn với cụm từ “Java++”
Làm theo các bước sau đây nhé:
Bước 1: Mở Android Studio, chọn File -> Settings -> Plugins.
Bước 2: Trong Phần Plugin, hãy nhìn vào phần dưới cùng và nhấp vào “Install JetBrains plugin…”.
Bước 3: Tìm kiếm “Kotlin” hoặc cuộn xuống chữ ‘k’ và tìm “Kotlin”, nhấn nút Install màu xanh để Studio thực hiện phần tải xuống.
Bước 4: Chờ để chương trình tải Kotlin.
Bước 5: Bây giờ tạo New Activity trong Android Studio và mở file MainActivity.java.
Bước 6: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+Shift+K để hiển thị một hộp thoại có nội dung “Convert Java Files into Kotlin” rồi chọn OK để chuyển đổi Java thành Kotlin.
Bước 7: Thành công!!! Chào mừng bạn đến với Kotlin cùng file MainActivity.kt mới.
Nên học Kotlin từ đâu?
Việc đầu tiên, hãy truy cập trang web Kotlin của JetBrains để biết mọi thứ bạn cần để bắt đầu.
Còn nếu bạn là một nhà phát triển Android, khuyên bạn hãy truy cập các website sau:
Bạn có thể sử dụng Android Studio, Eclipse, IntelliJ IDEA hoặc trình biên dịch độc lập để xây dựng các ứng dụng Kotlin cho Android hoặc trình duyệt web của bạn.
Đừng ngại thử cái mới! Chúc bạn học lập trình thật vui!
Nguồn: wtelecom.vn