Hỏi - đáp Nơi cung cấp thông tin nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc thường gặp của bạn

Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên IT mới ra trường

Bạn cần chuẩn bị tâm lý chấp nhận sự thật

Nếu bạn là sinh viên IT mới ra trường và bước đầu xin việc thì bạn cần chuẩn bị tâm lý chấp nhận một số sự thật sau. Đây đều là những quan điểm, nhìn nhận chung của các nhà tuyển dụng. 

  • Bằng cấp và bảng điểm chỉ là phụ.

Sinh viên IT mới tốt nghiệp, chưa đi làm, kinh nghiệm ít hoặc những bạn có bằng giỏi thì chỉ có thể trông mong vào bằng cấp để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang có suy nghĩ rằng bằng cấp, bảng điểm sẽ là chiếc phao cứu cánh của bạn thì hãy bỏ ngay suy nghĩ đó đi vì nhà tuyển dụng hiểu hơn ai hết là lý thuyết bạn học hoàn toàn khác xa với thực tế khi làm việc.

Các nhà tuyển dụng hiện nay chỉ ưu tiên người biết việc chứ không phải là người biết lý thuyết suông trong khi thực tế bạn chẳng làm được gì. Khi bạn không có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm chưa nhiều hãy trau dồi cho mình những kiến thức thực tế cơ bản, những kỹ năng cần có nơi công sở nhưng rất quan trọng để khẳng định rằng kiến thức của bạn hoàn toàn có thể làm việc được trong môi trường làm việc thực tế.

  • Đừng quá tự phụ về kiến thức của mình

Bạn tự tin về kiến thức của mình, thẳng thắn phân tích và đặt vấn đề với nhà tuyển dụng là một điều rất tốt, nhưng hãy có chừng mực, nếu bạn quá tự phụ bạn sẽ tự giết chết cơ hội nghề nghiệp của mình đấy. Cố gắng lắng nghe và tương tác với nhà tuyển dụng nhưng đừng quá đà bạn nhé!

  • Khả năng tiếng Anh đôi khi rất quan trọng

Ngành IT rất cần ứng viên có khả năng nghiên cứu bằng tiếng Anh, ít nhất bạn phải có khả năng đọc hiểu tài liệu kỹ thuật tiếng Anh. Hãy nói thẳng với nhà tuyển dụng về khả năng tiếng Anh của bạn.

Khả năng tiếng Anh đôi khi rất quan trọng đối với một sinh viên ngành IT

  • Có những câu hỏi lạ và bạn cần thật tỉnh táo

Khi nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi lạ không liên quan đến chuyên ngành hãy dành một chút thời gian tìm hiểu mục đích của câu hỏi trước khi trả lời. Bạn có thể xin nhà tuyển dụng 1 phút để bạn suy nghĩ và sắp xếp câu trả lời của mình.

Xem thêm: Top các câu hỏi phỏng vấn ngành IT phổ biến

Những kiến thức cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn


Những kiến thức cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn

Theo như kinh nghiệm phỏng vấn của tôi thì các công ty tuyển dụng hay hỏi các câu hỏi liên quan đến các kiến thức về:

  • Ngôn ngữ và tư duy lập trình: phổ biến nhất có thể là các câu xoay quanh các hàm xử lý trong C#, các vấn đề về khai báo và sử dụng biến, phạm vi biến, cách truyền tham số, tham trị. Các câu hỏi về Java…
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Một số bài cũng khá đơn giản như làm việc với mảng tìm kiếm/sắp xếp, hoặc bài liên quan tới Stack và Queue,...
  • Lập trình hướng đối tượng. Đây là kiến thức khá quan trọng nhưng nhiều bạn lại không nhớ. OOP cực sâu và cực rộng, nhưng các bạn đọc và hiểu hết được giáo trình ở trường là đi phỏng vấn Ok. 
  • Luồng dữ liệu. Bất cứ phần mềm nào cũng đều có luồng dữ liệu, nhà tuyển dụng sẽ hỏi xem bạn có hiểu luồng của ứng dụng bạn viết không. 
  • Cơ sở dữ liệu: các câu truy vấn như làm sao đếm được số bản ghi trong 1 bảng, phân biệt các loại hàm Join, phân biệt WHERE và HAVING…
  • Các kiến thức khác như lập trình Web, lập trình Mobile…

Các bài test trước phỏng vấn

Một số công ty khi tuyển dụng lập trình viên / developer thường sẽ yêu cầu ứng viên vượt qua vòng duyệt CV thực hiện một vài bài test để xem xét trước các năng lực của bạn. Các bài test cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí ứng tuyển và tùy thuộc vào từng công ty nhưng có thể kể đến một số bài test quen thuộc như:

  • Test kiến thức cơ bản của ngôn ngữ, công nghệ.
  • Test thuật toán qua các bài lập trình, như kiểu học cấu trúc dữ liệu luôn.
  • Test khả năng Debug code, tức là cho đoạn code sai, hãy tìm đoạn sai và sửa lại hoặc hỏi xem nó sai ở đâu.
  • Test ngoại ngữ: test tiếng Anh đầu vào và phỏng vấn bằng tiếng Anh với nhà tuyển dụng công ty  u Mỹ
  • Một số công ty có test GMAT.

Xem thêm: Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn việc làm Nhật Bản

Tham khảo một vài câu hỏi phổ biến


Các câu hỏi phỏng vấn cho sinh viên IT mới ra trường

Một số câu hỏi mà tuyển dụng thường hỏi sinh viên IT mới ra trường như:

  • Em học trường nào, tốt nghiệp ngành gì, tại sao em chọn ngành đó?
  • Em thích môn học nào nhất và em thấy mình giỏi môn nào nhất?
  • Em có biết OOP có mấy tính chất không? Tính đa hình là gì?
  • Interface là gì? Nó ứng với tính chất nào của OOP? Abstract Class và Interface thì giống nhau và khác nhau thế nào?
  • Phân biệt Join, Left Join, Right Join.
  • Em có hay đọc sách không? Thường đọc loại sách gì? Sách IT có bao giờ đọc không? Tạp chí IT thì sao? Em có tham dự hội thảo IT nào không?
  • Em biết những gì về công ty chúng tôi?
  • Em mong muốn mức lương bao nhiêu?
  • Em mong muốn gì khi làm việc ở công ty?
  • Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của em là gì?

Khi gặp những câu hỏi tương tự như vậy thì bạn cần chú ý là:

  • Với câu hỏi về lương thì bạn có thể đưa ra một mức lương mà mình mong muốn với nhà tuyển dụng nhưng đừng quá cao vì bạn là sinh viên mới ra trường và họ sẽ nghĩ bạn có vấn đề đấy. Nếu nhà tuyển dụng không chấp nhận mức lương đó thì bạn nên chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn. 
  • Câu hỏi về sách, hội thảo, tạp chí…. nếu bạn là người ít đọc thì đây là một vấn đề. Nó đánh giá sự ham hiểu biết và khả năng tự nghiên cứu của bạn. Cố gắng nhét vào đầu 1 cuốn sách về IT và kỹ năng trước khi đi phỏng vấn và nhớ là đừng đọc qua loa cho xong. 
  • Câu hỏi về trang web, group..tham gia rất hay được hỏi và đừng bao giờ trả lời là em có thói quen tra Google, hãy tìm hiểu ngay đi. 
  • Câu hỏi về mục tiêu: Đừng lôi những câu văn cũ kĩ và quen thuộc trên mạng đi trả lời nhà tuyển dụng, bạn đã không có nhiều kinh nghiệm thì cần cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu của bạn thật rõ ràng và cụ thể.
  • Với câu hỏi về mong muốn của bản thân.

Xem thêm: Mẹo tham gia phỏng vấn xin việc bằng tiếng Nhật 100% trúng tuyển

Một vài lưu ý khác

Trước khi tham gia phỏng vấn bạn cần hiểu rõ thông tin tuyển dụng và biết họ đang cần gì ở bạn. Hãy xác định loại công ty mà mình ứng tuyển là công ty Product hay công ty Outsource và nếu làm Product thì làm cho khách hàng ở đâu, châu Âu hay là Nhật Bản và Outsource cũng vậy.

Cố gắng lên kế hoạch và dự tính sớm nhất có thể khi còn là sinh viên vì sẽ ít áp lực hơn so với những người sắp hoặc đã ra trường. Sinh viên mới ra trường thường rải CV xin việc và đi phỏng vấn rất nhiều nơi, vì vậy bạn nên cẩn thận ở mọi công ty và có thể họ có liên minh HR với nhau. Bạn bị Blacklist ở công ty này mà sang công ty cùng liên minh thì rất khó trúng tuyển. Nhất là công ty làm cho Hàn, Nhật.

Kết luận

Còn nhiều kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên IT mới ra trường mà chúng mình muốn chia sẻ đến các bạn nhưng đây là 1 số điều cơ bản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Chúc bạn thành công!

Nguồn: GrowUpWork