Cứ mỗi ngày, chúng ta lại phải đối mặt với những thử thách mới và việc tạo cho bản thân luôn có được động lực khi đang thực hiện một công việc hay theo đuổi một đam mê là một thách thức mà không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được. Đánh thức động lực, duy trì nó liên tục để tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong công việc, cuộc sống.
Dừng việc ngồi và nghĩ, hãy hành động. Bạn không cần phải chờ đợi đến khi nguồn động lực xuất hiện rồi mới làm việc mà cần phải bắt tay vào làm việc ngay. Có một sự thật rằng càng làm việc bạn lại càng thấy việc này thật dễ dàng và thú vị, từ đó, nguồn động lực sẽ xuất hiện, thúc đẩy bạn làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nếu danh sách công việc quá dài, hãy thu gọn, chỉ thực hiện những việc thật sự quan trọng trước và chia khối công việc ấy ra thành nhiều bước nhỏ hơn rồi hoàn thành từng bước một.
Khi bạn có thể dễ dàng truy cập và tiếp xúc với những yếu tố gây sao lãng, bạn sẽ rất khó tập trung vào công việc. Vì vậy, hãy làm việc tại một không gian riêng biệt, để điện thoại di động ở chế độ im lặng, thử sử dụng một số ứng dụng quản lí trang truy cập của bạn như “Stay Focused” nhằm giúp bản thân tập trung làm việc hơn.
Nếu thường xuyên tiếp xúc với nguồn thông tin tích cực và truyền cảm hứng thì chắc chắn bạn sẽ giữ được động lực. Do vậy, hãy tránh xa những người tiêu cực, tin tức giật gân, các câu chuyện buồn mỗi khi cảm thấy sắp rơi vào trạng thái “down mood”. Bạn có thể dành thời gian để tán gẫu, trò chuyện cùng bạn bè, đọc các đầu sách về phát triển bản thân, câu chuyện thành công, quà tặng tâm hồn…
Khả năng chịu trách nhiệm và hành vi củng cố tích cực là những yếu tố quan trọng hình thành nên cảm xúc tích cực và động lực tại nơi làm việc. Bạn không cần phải chờ đợi sếp đi tới đi lui kiểm tra mức độ chăm chỉ làm việc hay nhận được những nhận xét tích cực về mình mới cảm thấy có động lực làm việc. Thay vào đó, mỗi tháng hãy tổ chức một buổi họp với các thành viên trong nhóm để đánh giá hiệu suất công việc của mỗi người. Mọi người cũng có thể đặt ra một mục tiêu và báo cáo tiến độ hoàn thành chúng trong buổi họp kế tiếp. Điều này cũng cung cấp cho bạn những thông tin phản hồi và lời khuyên có ích từ các đồng nghiệp.
Nguyên tắc này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng nó thực sự rất có ích. Nhiều người dễ dàng từ bỏ công việc hay niềm đam mê của mình vì lo sợ những rủi ro. Tuy nhiên, như diễn giả kiêm nhà viết sách người Mỹ Steve Maraboli đã từng nói: "Mục đích của sợ hãi là để nâng cao nhận thức của bạn, chứ không phải cản trở tiến bộ của bạn". Hãy nhớ rằng rủi ro là một phần của thành công, bạn không thể tiến lên phía trước trừ phi bạn nỗ lực.
Đừng từ bỏ chỉ vì mọi việc không diễn ra thuận lợi như mong muốn của bạn. Những người thành công sẽ không có chỗ đứng họ đang có hôm nay nếu họ không chấp nhận rủi ro để tiến tới, vậy nên, đừng lo sợ thất bại mà hãy lo sợ thái độ buông xuôi.
Luôn có điều gì đó riêng biệt trong mỗi người. Hãy nhìn nhận tiềm năng và các điểm mạnh của mình. Bạn cũng hãy xem xét những điểm yếu của mình và cải thiện chúng. Động lực xuất phát từ nỗ lực và kỹ năng của bạn, nếu khai thác đúng cách tài năng riêng biệt, bạn sẽ thấy bạn đạt được những thành công mà bạn không ngờ tới.
Nếu đánh mất niềm tin về những gì bạn đang làm, bạn hãy cố tìm kiếm những lý do tại sao bạn bạn lại làm việc này ngay từ ban đầu. Đôi lúc, chúng ra đưa ra những quyết định mà chúng ta không hiểu nhưng cuối cùng, chúng ta sẽ học hỏi thông qua những hậu quả do quyết định của mình gây ra. Tầm nhìn của bạn có thể không rõ ràng ngay từ đầu nhưng dần dần, trên đường đi, bạn sẽ làm sáng tỏ nó.
Không gì có thể làm bạn mất động lực nhanh hơn cảm giác lặp đi lặp lại công việc nhàm chán mỗi ngày. Điều bạn cần làm lúc này là tìm cách “làm mới”, biến công việc tẻ nhạt thường ngày trở nên thú vị, thử thách hơn. Hãy thử sức với những vai trò mới trong công việc, thử thách bản thân bằng cách đẩy nhanh tốc độ làm việc lên để xem mình có thể hoàn thành nó nhanh nhất trong bao lâu…
Tiêu pha thời gian một ngày theo cách nhàm chán "ngày nào cũng như ngày nào" có thể dập tắt sự hưng phấn và cái nhìn tích cực của bạn trong cuộc sống. Chúng ta có xu hướng hoạt bát trở lại khi chúng ta trải nghiệm những điều mới mẻ giúp tạo ra cảm giác hăng hái. Vậy nên, bạn hãy tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn để hướng đến để duy trì khả năng hoạt động hiệu quả của bản thân.
Làm việc không ngừng nghỉ có thể khiến bạn thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút làm việc (có thể ăn nhẹ, ngắm cảnh hoặc hít thở khí trời…). Thực tế, việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hoàn thành khối lượng công việc lớn hơn gấp nhiều lần, bởi lúc này, sự tập trung và động lực của bạn luôn được duy trì.