Văn phòng cho thuê Kim Quang Office tổng hợp hướng dẫn lập kế hoạch mục tiêu cho năm mới một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Bước 1: Đánh giá, tổng kết lại năm cũ
Nếu năm ngoái bạn đã thiết lập mục tiêu cho năm mới thì bây giờ là lúc bạn kiểm kê thành tích. Tầm quan trọng của việc đánh giá cuối năm là để tổng kết bạn đã làm được gì trong năm qua và tạo nền tảng vững chắc cho kế hoạch năm mới của bạn.
Dưới đây là một số câu hỏi khác mà bạn có thể trả lời:
Những mục tiêu nào bạn không thực hiện được trong năm qua?
Những cơ hội nào bạn đã bỏ lỡ?
Những sai lầm nào bạn đã mắc phải?
Lý do nào khiến bạn không thể hoàn thành mục tiêu ấy?
Lý do gì khiến bạn không hành động?
Bằng cách trả lời những câu hỏi cơ bản này, bạn có thể có cái nhìn tổng quan hơn để thiết lập những mục tiêu cần thực hiện năm 2021
2. Bước 2: Viết ra các công việc cần làm trong năm và đưa vào lịch trình
Sau khi đã biết mình muốn gì, bạn cần phải suy nghĩ những việc cần làm để đạt được mục đích, mục tiêu đó. Có 2 loại mục tiêu mà bạn cần biết đó là: mục tiêu dài hạn (trong 1 năm) và mục tiêu ngắn hạn (1 tháng, 1 tuần, 1 ngày). Năm nay mình muốn điều gì? Tại sao mình muốn điều đó? Cơ sở nào để thực hiện nó? Mình đã có những điều kiện khả năng gì, cái gì mình còn thiếu? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp mỗi người xác định được mục tiêu đúng đắn, phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể dựa trên các khía cạnh sau để đặt ra mục tiêu:
- Thu nhập
- Dự án cá nhân
- Khách hàng
- Phát triển bản thân
- Sức khỏe
- Gia đình
Khi đã có mục tiêu đúng thì bước thứ hai là lên kế hoạch. Lập kế hoạch năm nên chi tiết đến từng tháng. Ví dụ, để đạt được mục tiêu ký được hợp đồng cho công ty A, tháng 1 sẽ đạt được mục tiêu gì, tháng 2 là gì… cho đến tháng 12 thì sẽ đạt được mục tiêu của cả năm. Với một kế hoạch năm chỉ cần lập chi tiết tháng là đủ. Mục tiêu càng cụ thể, càng chi tiết thì càng dễ thực thi.
Tham khảo Bánh xe cuộc đời để lập kế hoạch cho năm mới
Kinh nghiệm của những nhà quản lý doanh nghiệp giỏi cho thấy, khi đã có kế hoạch năm thì hàng tháng bạn sẽ có kế hoạch tháng. Rồi đến kế hoạch tuần, ngày, giờ.
3. Bước 3: Đánh giá thường xuyên tiến độ hoàn thành mục tiêu
Sau khi có kế hoạch làm việc một cách cụ thể, mỗi ngày hãy dành 10 phút trước khi ngủ để kiểm điểm đánh giá những gì đã làm được, những gì chưa làm được. Như vậy sẽ có “sửa chữa”, bổ sung cho kế hoạch ngày mai. Khi có mục tiêu, có kế hoạch làm việc rõ ràng sẽ giúp cho mỗi người quản lý tốt cuộc sống của mình. ví dụ tháng này sẽ đi du lịch, tháng này sẽ đi học một khoá kỹ năng mới,… Sắp xếp các sự kiện, hoạt động hợp lý trong các tháng sẽ giúp bạn nhìn được tổng quát lộ trình một năm mình sẽ trải qua.
4. Bước 4: Xác định những thói quen tốt và xấu của bản thân
Khi đã biết mục đích, mục tiêu và các công việc cần làm để đạt được nó, bạn nên xem xét để làm được những điều đó thì mình sẽ điều chỉnh những gì trong lối sống của năm vừa rồi.
- Ăn ngủ điều độ?
- Tập thể dục thường xuyên?
- Duy trì thói quen đọc và tham khảo?
- Tiết kiệm bao nhiêu trong một tháng lương?
- Bớt chi tiêu khi không cần thiết?
- Duy trì một lối sống lành mạnh được định sẵn cũng giúp bạn có thể theo dõi tiến độ của kế hoạch năm sát sao và hoàn hảo hơn.
- kế hoạch
5. Bước 5: Tự đặt deadline cho chính mình
Nếu không đặt ra deadline cho bản thân, không tự gây cho bản thân mình sức ép để hoàn thành nhiệm vụ, thì e rằng, bạn sẽ lần lữa và chẳng bao giờ hoàn thành được mục tiêu đó mất. Vì vậy, hãy đề ra thời gian mình phải hoàn thành công việc và tự tạo sức ép để bản thân cố gắng hoàn thành mục tiêu. Đặt deadline cũng giúp bạn tự theo dõi được sự cố gắng của bản thân khi hoàn thành những nhiệm vụ sẽ đề ra.
Tự đặt deadline cho chính mình để hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn
6. Bước 6: Cam kết với mục tiêu của bản thân
Để đạt được mục tiêu bạn phải có một cam kết thật sự mạnh mẽ. Để đạt được thành công bạn phải tin rằng bạn sẽ thực hiện được và luôn theo đuổi nó.
Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi xác định các mục tiêu cho mình:
- Chọn các mục tiêu mà bạn thật sự muốn đạt được – luôn giữ cho bạn sự lạc quan
- Công bố với mọi người xung quanh bạn – họ sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn
- Tổ chức một buổi tiệc để đánh dấu các cam kết của bạn – điểm khác biệt của bạn
- Theo đuổi mục tiêu cho đến phút cuối cùng, dành thời gian suy nghĩ về các mục tiêu đã đặt ra, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với các thách thức và có thể để vụt mất các cơ hội của mình.
Một số câu hỏi giúp bạn xác định mục tiêu cho mình:
- Mục tiêu đó do chính bạn đặt ra hay do người khác?
- Liệu mục tiêu này giúp bạn luôn có động lực và lòng nhiệt huyết để thực hiện?
- Liệu mục tiêu này có phù hợp với các kế hoạch dài dài hạn của bạn hay không?
7. Bước 7: Liên tục theo dõi tiến độ của bản thân
Bạn sẽ không biết là bạn đã làm được đến đâu, được bao nhiêu phần của mục tiêu nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể, kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Khi đó bạn sẽ biết được bạn đã hoàn tất được công việc nào và điều này tạo thêm động lực cho bạn thực hiện các công việc kế tiếp.
– Tập thói quen ghi chép hàng ngày những công việc bạn thực hiện
– Ghi chú các công việc bạn chưa làm tốt để nỗ lực hơn nữa
– Ghi chú khi bạn gặp phải thất bại
– Ghi lại các thách thức mà bạn đã gặp phải cũng như các công việc diễn ra tốt hơn so với kế hoạch
8. Bước 8: Đặt ra phần thưởng để dành tặng bản thân khi hoàn thành mục tiêu
Phần thưởng sẽ là một nguồn cổ vũ, động viên to lớn để bạn hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Hãy nhớ lại, bạn đã vui vẻ và hào hứng như thế nào mỗi khi được khích lệ và khen thưởng. Vì vậy, thay vì chờ sự động viên, khích lệ từ người khác, hãy tự thưởng cho mình đi. Đó cũng là một cách để yêu bản thân mình hơn.