Hỏi - đáp Nơi cung cấp thông tin nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc thường gặp của bạn

3 ứng dụng họp trực tuyến phổ biến nhất 2020

Trong giai đoạn work from home như hiện nay, bạn dành bao nhiêu thời gian trong ngày để họp trực tuyến với các thành viên trong team và khách hàng? Bạn đã hài lòng với ứng dụng họp trực tuyến mình đang sử dụng chưa hay muốn tiếp cận những ứng dụng khác ưu việt hơn?

Với sự phát triển và cạnh tranh công nghệ mạnh mẽ trên thế giới, người dùng ngày càng có nhiều lựa chọn để cài đặt cho mình ứng dụng đồng hành phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. IC xin đươc giới thiệu đến các bạn một số ứng dụng họp trực tuyến đang làm mưa làm gió hiện nay, cùng với đó là những mẹo hay để cuộc họp của bạn diễn ra suôn sẻ. Đừng quên chia sẻ ứng dụng bạn tâm đắc nhất cho mọi người ở phần Comment nhé!

1.Zoom Cloud Meeting

Zoom Cloud meeting hay gọi tắt là Zoom là một giải pháp hội nghị truyền hình, các cuộc họp trực tuyến, thảo luận nhóm hay học trực tuyến. Zoom vận hành trên nền tảng rất đơn giản và dễ sử dụng. Cuộc họp trực tuyến thường sử dụng Zoom vì tính năng tiện lợi hỗ trợ hình ảnh, video, âm thanh và chia sẻ màn hình chất lượng tốt nhất trên hệ điều hành Windows, Mac, IOS và Android. 

Zoom không cần phải thiết lập thành từng nhóm, nhưng họ dùng khái niệm "Meeting". Một meeting có thể có nhiều người tham gia, và chỉ cần 1 đường link là bất kì ai cũng thể tham gia vào meeting (nếu cần bảo mật thì bạn được phép cài password cho cuộc họp). Bạn có thể đăng đường link này lên bất kì nhóm chat nào, gửi qua email, gửi lên web thông báo của công ty, của lớp họp...

Ưu điểm

  • Tham gia tối đa 100 người/cuộc họp
  • Nền tảng sử dụng miễn phí
  • Sử dụng được trên điện thoại + máy tính 
  • Hẹn giờ bắt đầu
  • Hỗ trợ đa nền tảng, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp họp trực tuyến, học trực tuyến thường xuyên
  • Chất lượng rõ nét, ổn định, không bị gián đoạn đường truyền
  • Chia sẻ video + hình ảnh qua tin nhắn chất lượng
  • Làm việc thông qua 3G/4G/ Wifi
  • Kết bạn hay mời bạn bè sử dụng thông qua email

Nhược điểm

  • Việc sử dụng miễn phí được giới hạn trong các cuộc họp trên đám mây từ 40 phút trở xuống
  • Có thể có vấn đề về bộ đệm nếu nó được sử dụng với hệ điều hành cũ

2. Skype

Skype là phần mềm cho phép người dùng chat, call video hoặc gọi điện thoại trên nền IP (Voice over IP) – Được phát hành đầu tiên vào năm 2003 bởi sự hợp tác của các thành viên từ nhiều quốc gia (Đan Mạch, Thụy Điển…). Skype đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện Skype đang dần được tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft (bạn có thể đăng nhập Skype bằng tài khoàn Outlook). Chức năng cơ bản của Skype là chat (instant messaging), free call, chia sẻ màn hình… Bạn cũng có thể sử dụng Skype trên các smartphone bằng cách tải ứng dụng Skype từ kho ứng dụng (ví dụ, Google Play nếu bạn dùng smartphone Android).

Bạn chỉ có thể gọi cho những người trong nhóm, những ai không tham gia nhóm thì không biết tới cuộc gọi của bạn. Bạn vẫn có thể chia sẻ đường link vào nhóm, add thêm người vào nhóm, kick những người cũ ra...

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Hỗ trợ trên nhiều nền tảng
  • Hỗ trợ gọi nhóm gửi hình ảnh video
  • Hẹn giờ cho cuộc họp
  • Gọi tối đa 5 người để đảm bảo chất lượng tốt của cuộc thoại
  • Phần mềm miễn phí
  • Quản lý nhóm rất tốt, quản lý lịch sử chat (đặc biệt là tính năng cho phép sửa/xóa nội dung đã gửi), gửi nhận file rất tốt (nhanh – do tính năng tự động nhận diện mạng nội bộ

Nhược điểm

  • Không hỗ trợ gửi tin nhắn offline 

Ví dụ, A gửi cho B một tin nhắn trong khi B đang offline, rồi sau đó A cũng offline => thì khi B online trở lại sẽ không nhận được ngay tin nhắn của A mà phải chờ đến khi A và B cùng online.

  • Tài khoản business của Skype có chi phí cao.

3. Microsoft Teams

Microsoft Teams được biết tới như một ứng dụng Doanh nghiệp trong gói Office 365 Business Premium. Microsoft Teams cung cấp cho các nhà quản lý, các Group làm việc & học tập không gian tuyệt vời cho cộng tác và giao tiếp theo thời gian thực.

Kèm sẵn công cụ cho các cuộc họp trực tuyến chia sẻ tệp và ứng dụng, và thậm chí có cả emoji! Tất cả ở một nơi, tất cả đều mở, tất cả mọi người đều có thể truy cập.

Ưu điểm:

  • Các công cụ đều nằm chung một vị trí, dễ dàng hơn trong việc sử dụng
  • Không tốn phí cho người dùng Office 365
  • Tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng Microsoft Office khác
  • Nền tảng miễn phí, đang miễn phí sáu tháng cho phiên bản cao cấp Microsoft Teams
  • Bổ sung các công cụ trò chuyện (như Trello…)
  • Khả năng tùy biến cao
  • Một số tài liệu cũ mà bạn đã chia sẻ với một nhóm cách đây vài tháng, xóa kênh, các tệp vẫn được lưu trữ trong trang SharePoint, do đó, bạn sẽ không bị mất
  • Họp nhóm thông minh với công nghệ AI: ghi âm đám mây, làm mờ phông nền video, dịch thông điệp nội tuyến, hẹn giờ cuộc họp…

Nhược điểm:

  • Có quá nhiều các công cụ giống nhau
  • Thiết kế mang đến một cảm giác quá trang trọng và tuân theo quy tắc, có thể gây cản trở với việc đối thoại mở

Để có các cuộc họp trực tuyến tốt nhất, bạn nên:

  • Ngồi gần màn hình, khuôn mặt đối diện với màn hình
  • Sử dụng microphone hoặc tai nghe
  • Tắt micro khi bạn không nói để tránh tiếng ồn
  • Không ăn gì trong suốt quá trình họp
  • Không ngồi ở vị trí có cửa phía sau, ánh sáng chiếu từ cửa có thể làm giảm chất lượng hình ảnh
  • Nhìn vào camera nhiều hơn khi đang nói, không nên chỉ nhìn màn hình
  • Nói chậm, rõ từng chữ khi phát biểu