Đảm bảo được tính an toàn tuyệt đối, sự minh bạch trong các giao dịch chính là yếu tố khiến nhiều đơn vị và tổ chức lớn trên thế giới thuộc nhiều ngành nghề tích hợp công nghệ Blockchain để phục vụ cho công việc. Trong lĩnh vực tiền điện tử cũng vậy, lập trình viên đã tích hợp Blockchain vào các đồng coin để việc giao dịch online trở nên an toàn và dễ dàng hơn bao giờ hết.
1. Blockchain là gì?
Hiểu theo ngữ nghĩa của từng từ thì Block –> khối, chain –> chuỗi. Như vậy bạn có thể hiểu nôm na rằng Blockchain là một công nghệ trong đó toàn bộ dữ liệu được mã hóa thành các khối và nối với nhau thành chuỗi. Riêng trong mỗi khối lại có chứa các thông tin về thời gian khởi tạo, thông tin về sự liên kết mật thiết giữa các khối với nhau.
Thuật toán mạng ngang hàng này nhằm chống lại sự thay đổi dữ liệu, mọi thông tin chỉ có thể được bổ sung khi có sự đồng ý của tất cả các nút trong hệ thống, để đảm bảo tính toàn vẹn.
Blockchain được người ta ví như “cuốn sổ cái” ghi chép và mã hóa lại mọi thông tin giao dịch, điều khác biệt ở đây là một cuốn sổ mở và không có giới hạn. Tất cả mọi người thuộc cùng mạng ngang hàng đều có thể truy xuất thông tin nhưng không thể thay đổi được. Nó cũng giống như việc bạn gửi 1 lá thư đi nhưng phải có sự chứng kiến và đồng thuận của tất cả mọi người trong một thành phố chẳng hạn, lúc này ai cũng biết được lá thư đó là của bạn chứ không phải là một ai khác.
2. Sự hình thành và phát triển của công nghệ Blockchain
Satoshi Nakamoto là người đặt nền móng đầu tiên cho công nghệ blockchain khi ứng dụng nó vào trong đồng tiền điện tử Bitcoin. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tới thời điểm hiện tại blockchain đã có 3 phiên bản khác nhau trong đó:
3. Ứng dụng thực tiễn của Blockchain
Sự ảnh hưởng của Blockchain trong lĩnh vực tài chính là không còn bàn cãi. Hàng trăm đồng cryptocurrency đã được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain. Tiền điện tử chỉ là một trong những ứng dụng thực tiễn của thuật toán Blockchain, ngoài ra nó còn được ứng dụng trong một số ngành nghề như: