Hỏi - đáp Nơi cung cấp thông tin nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc thường gặp của bạn

5 LĨNH VỰC KIẾN THỨC MÀ BUSINESS ANALYST NÊN HIỂU RÕ

Việc phân tích kinh doanh bao gồm các công việc và kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tìm ra giải pháp kinh doanh thích hợp. Các giải pháp này có thể bao gồm việc phát triển hệ thống, việc phát triển các quy trình hay cải tiến và thay đổi trong cấu trúc của tổ chức. Tất cả các quy trình nhằm hoàn thành công việc với chất lượng cao và những người theo sát các quy trình đó được gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business analyst – BA). Trong một vài công ty, BA được nhắc đến như là một người phân tích hệ thống, phân tích các quy trình kinh doanh, phân tích các hệ thống của doanh nghiệp và thậm chí còn hơn thế nữa.
Những công việc được thực hiện bởi BA đều yêu cầu những lĩnh vực kiến thức (knowledge area) cụ thể và BA nên tập trung vào các kiến thức này khi thực hiện công việc.

1. Theo dõi và lập kế hoạch

Kiến thức trong lình vực này cho thấy một người BA nên theo dõi sát sao để quyết định những bước đi tiếp theo. Bao gồm: phân tích các bên liên quan, quản trị rủi ro, vấn đề và các yêu cầu. Việc này cũng bao gồm các kĩ năng để quản lí các yêu cầu và theo dõi tiến độ dự án

2. Khám phá và hợp tác

Các yêu cầu (requirement) thường được hình thành từ nhiều khía cạnh của dự án và hiểu rõ chúng là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là thu thập các yêu cầu từ nguồn có sẵn ( hoặc các nguồn liên quan đến các bên đầu tư) mà còn phải tìm tòi thêm từ chúng. Có một vài kĩ năng khám phá được các BA hay sử dụng là suy nghĩ (brainstoming0, tạo mẫu (prototyping), phỏng vấn v.v… để thu thập thêm nhiều thông tin chính xác. Từ đó giảm thiểu sự mơ hồ trong các yêu cầu. Mục đích thật sự của việc tìm hiểu thêm là để thu thập các yêu cầu chính xác nhất của bên đầu tư nhằm tránh các yêu cầu không chính đáng và hời hợt trong tương lai.

3. Phân tích các yêu cầu và định nghĩa các thiết kế

Lĩnh vực này yêu cầu BA phải quản lí và duy trì các yêu cầu và thông tin thiết kế từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc. Công việc này yêu cầu thiết lập những mối quan hệ có nghĩa giữa các yêu cầu liên quan và thiết kế. Từ đó, đánh giá, phân tích và đạt được sự đồng thuận về các thay đổi được đề xuất đối với các yêu cầu và thiết kế.

4. Đánh giá các giải pháp

Việc này bao gồm việc đánh giá tất cả các giải pháp khả thi có thể giúp nhà đầu tư lựa chọn giải pháp đúng đắn nhất để thực hiện được các yêu cầu. Một khi giải pháp tốt nhất được chọn lựa, BA phải là người đảm bảo nó phù hợp với tất cả các yêu cầu trong suốt vòng đời của dự án

5. Phân tích các chiến lược

Công việc của BA là phải hợp tác với nhà đầu tư để xác định nhu cầu của chiến thuật hay tầm quan trọng của chiến lược (theo nhu cầu của việc kinh doanh), cho phép công ty giải quyết nhu cầu đó và điều chỉnh kết quả với các chiến thuật cao hoặc thấp hơn

Mối quan hệ giữa các lĩnh vực kiến thức

Biểu đồ dưới đây cho thấy quan hệ giữa các vùng kiến thức

BA thực hiện công việc từ tất cả các lĩnh vực kiến thức một cách tuần tự, lặp đi lặp lại hoặc đồng thời.

Via Business Borderlines