Bạn chuẩn bị bước vào một cuộc phỏng vấn vị trí Full-stack dev và đang cảm thấy vô cùng hồi hộp và lo lắng?
Có thể bạn cảm thấy hồi hộp vì không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những gì, những câu hỏi đó có khó không, bạn có thể trả lời một cách trôi chảy và tự tin không? Không thể phủ nhận được rằng việc dự đoán những câu hỏi sẽ được nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên là một điều rất cần thiết và là một khẩu quan trọng trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn. Nếu như bạn nhận được cuộc gọi tham dự buổi phỏng vấn vị trí Full-stack dev đây sẽ là 4 câu hỏi nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đặt ra cho bạn.
Đây thực chất chỉ là câu hỏi warm-up dạo đầu mà thôi, nhưng bạn vẫn phải trả lời khéo léo. Hãy trả lời ngắn gọn nhưng phải có sự liên quan đến công việc full-stack bạn ứng tuyển. Chẳng hạn như bạn sẽ nói về các nét tính cách của mình, và các tính cách đó khiến bạn phù hợp với vị trí full-stack developer ra sao. Khi bạn đang trả lời câu hỏi, người phỏng vấn sẽ chuẩn bị những câu hỏi tiếp theo để hỏi bạn. Có một tip nhỏ ở đây là nếu bạn không thấy người phỏng vấn ghi chép nhanh câu trả lời của bạn thì rất có thể họ đang khai thác câu trả lời của bạn để đặt ra câu hỏi tiếp theo. Lời khuyên ở đây là bạn hãy chú ý đến thái độ cử chỉ của người phỏng vấn, dự đoán câu hỏi họ sẽ đặt ra tiếp theo để trả lời thật khôn ngoan nhé!
Ngày nay chúng ta có rất nhiều công nghệ và ngôn ngữ lập trình. Đối với mỗi mảng của lập trình sẽ có những công cụ khác nhau.
– Công nghệ Client side:
Javascript, HTML, CSS, SAAS, jQuery, Bootstrap đều là những công nghệ bắt buộc bạn phải thành thạo
– Client side framework:
Đó là AngularJS, BackboneJS, ember.js, React.js, Meteor.js, Polymer,…
Đừng lo lắng vì có quá nhiều sự lựa chọn framework cho JavaScript. Bạn chỉ cần thật thành thạo khoảng hai framework là có thể tự tin bước vào cuộc phỏng vấn rồi. Còn nếu bạn chỉ có kỹ năng với một framework thôi thì cũng đừng lo lắng. Trong trường hợp đó, hãy dành ra 1-2 ngày để tìm hiểu một framework JavaScript mới.
– Công nghệ Server Side:
Đó là Java API, Web API, MVC, WCF, Entity Framework, Java API, ruby and rails, Python, node.js,… Nếu bạn muốn là thành viên của cộng đồng Java hay cộng đồng .NET thì phải có kiến thức về những công nghệ trên.
Công việc chính của developer ở Server Side là phát triển Web APIs và những API này sẽ cung cấp dữ liệu trực tiếp đến ứng dụng web. Vì vậy, việc có kỹ năng về một trong những công nghệ trên để phát triển API là rất cần thiết nếu bạn muốn được tuyển dụng vào vị trí Full-stack developer.
– Cơ sở dữ liệu:
Bạn cần phải có kiến thức về các cở sở dữ liệu SQL Server, Oracle, PostgreSQL, MongoDB, NoSQL .
Chúng ta đều biết framework Hadoop với mã nguồn mở đã biến cơ sở dữ liệu relation thành các non-relation giúp lập trình viên thuận tiện hơn trong quá trình quản lý cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, việc có kiến thức và kỹ năng về các cơ sở dữ liệu relation vẫn vô cùng cần thiết và hữu ích, ví dụ như SQL Query Writing, Stored Procedures, Functions, Joins, Union,… Nếu bạn biết một trong những công nghệ trên thì bạn đã tự mở ra cho mình một con đường sự nghiệp xán lạn rồi đấy!
– Các công cụ Business Intelligence và các ngôn ngữ lập trình:
Những công cụ này bao gồm: Talend, Tableau, R language, SAS,…
Những công cụ này đều phục vụ cho quy trình kinh doanh thông minh, nó không liên quan trực tiếp đến việc phát triển ứng dụng web nên nếu bạn không biết về những công cụ này thì cũng đừng lo lắng, nó sẽ không phải là một điểm trừ của bạn trong mắt người phỏng vấn đâu! Tuy nhiên, phần lớn tất cả các dự án hiện nay đều tuân thủ theo quy trình kinh doanh thông minh. Vì vậy, sẽ rất hữu ích cho bạn và gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng nếu bạn biết thêm về những công cụ này.
Dưới đây là 4 ví dụ về một bộ combo kỹ năng của một Full-stack developer, combo kỹ năng full-stack này được tổng hợp dưới dạng công thức toán học để bạn dễ ghi nhớ và dễ áp dụng cho câu trả lời hơn:
Combo kỹ năng Full-stack = [Công nghệ Client Side] + [Framework Client Side] + [Công nghệ Server Side] + [Cở sở dữ liệu]
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết trước đây bạn đã từng làm những loại công việc gì, bạn có kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng không, bạn hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng như thế nào hay kỹ năng làm việc nhóm của bạn.
Nói chung, nhà tuyển dụng sẽ cố gắng tìm hiểu xem bạn có tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc ở những công ty cũ không.
Để vượt qua câu trả lời này, bạn hãy trả lời theo công thức sau:
[Tên công ty bạn từng làm việc] + [Tên công ty khách hàng bạn từng hợp tác] + [Vị trí làm việc và vai trò của bạn]
Lưu ý: Khi nói về vị trí và vai trò làm việc của bạn ở công ty cũ, bạn hãy nói về thành tích nổi bật của mình trong quá trình làm việc, thành tích này càng cụ thể và gắn với số liệu chứng minh thì càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách nói về các tình huống khó khăn bạn gặp phải và bạn đã giải quyết nó như thế nào, và bạn rút ra được kinh nghiệm gì từ những tình huống đó.
Một Full-stack developer là người có khả năng đảm nhận nhiều vai trò và trách nhiệm trong một dự án. Ở đây, nhà tuyển dụng không chỉ muốn tìm kiếm một lập trình viên phát triển ứng dụng mà còn muốn tìm một lập trình viên có khả năng làm nhiều công việc cùng một lúc. Vì vậy, hãy trả lời với họ rằng bạn đã tiếp xúc trực tiếp với tất cả các khâu trong quy trình phát triển ứng dụng. Phát triển ứng dụng bao gồm các bước căn bản sau:
Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng bạn chỉ là một supporter. Nếu như họ hỏi bạn làm việc gì trong khâu hỗ trợ phát triển phần mềm thì hãy nói rằng bạn hỗ trợ team trong trường hợp khẩn cấp với tư cách là một developer. Trả lời như vậy bạn sẽ được đánh giá cao hơn và nhà tuyển dụng cũng sẽ nhận ra được tầm quan trọng của bạn trong team hơn.
Tóm lại, để trả lời những câu hỏi này, hay nói cách khác là để có cơ hội vượt qua buổi phỏng vấn vị trí Full-stack developer thì bạn nhất định phải có kiến thức và kinh nghiệm về vòng đời phát triển ứng dụng.
4 câu hỏi trên đây được coi như là xương sống của bất kì cuộc phỏng vấn vị trí Full-stack dev. Người phỏng vấn chắc chắn sẽ hỏi bạn 4 câu hỏi này, và sau đó sẽ hỏi thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn sâu hơn.
Dù bạn có lo lắng cho cuộc phỏng vấn đến mức nào thì cũng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng tỏ ra sợ sệt trước nhà tuyển dụng. Nếu bạn là người khó có thể giữ bình tĩnh khi hồi hộp và lo lắng thì hãy làm theo 5 bí kíp này nhé!
Via Techmaster